GIỚI THIỆU SÁCH "NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM"

Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã có rất nhiều người lính ngã xuống vì hòa bình của dân tộc. Những hi sinh, gian khổ mà họ trải qua trong chiến tranh, những ý chí, nghị lực, sự kiên cường, dũng cảm chiến thắng kẻ thù xâm lược của bộ đội ta là dấu ấn sâu đậm, mốc son chói lọi trong lịch sử nước nhà. Ngày 22/12 hàng năm là dịp để toàn Đảng, toàn dân ta thể hiện niềm tự hào và biết ơn sâu sắcng Thùy Trâm”.

Liệt sĩ - bác sĩ Đặng Thùy Trâm sinh ngày 26 tháng 11 năm 1942. Chị có bố là bác sĩ ngoại khoa Đặng Ngọc Khuê, mẹ là dược sĩ Doãn Ngọc Trâm - nguyên giảng viên Đại học Dược khoa Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Y khoa Hà Nội, chị xung phong vào công tác ở chiến trường Quảng Ngãi. Ở đó chị được phân công phụ trách bệnh viện Huyện Đức Phổ, một bệnh viện dân y nhưng chủ yếu điều trị cho các thương bệnh binh. Trong vai trò là một nữ bác sĩ chị luôn yêu thương mọi người, chia sẻ với nỗi đau của người bệnh, chăm sóc thương binh hết lòng. Đến ngày 22/6/ 1970, trong chuyến công tác từ vùng núi về đồng bằng, chị bị địch phục kích và hy sinh anh dũng khi chưa đầy 28 tuổi.
 

Nhật ký Đặng Thùy Trâm - Review sách bởi Snakecharmerbook.com


Cuốn sách đã được Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam cùng với nhà sách Nhã Nam xuất bản dưới sự đồng ý của bà Doãn Ngọc Trâm - mẹ của liệt sĩ có khổ 13x20cm, dày 327 trang. Bìa của cuốn sách được trang trí vô cùng đẹp mắt với gam màu xanh nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, ở giữa mặt bìa của cuốn sách là hình ảnh của bác sĩ Đặng Thùy Trâm với chiếc áo phông trắng đơn giản.

Tác phẩm đã thu hút người đọc ngay từ những trang đầu tiên qua lời giới thiệu về những tấm lòng và số phận kì lạ của cuốn nhật kí. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đầy gian khổ ấy, cuốn nhật kí đã vô tình rơi vào tay một người lính Mỹ để rồi sau gần một phần ba thế kỉ lưu lạc, đúng vào dịp kỉ niệm 30 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4/2005 nó đã trở về với gia đình liệt sĩ. Vậy tại sao khi người lính Mỹ này nhặt được cuốn nhật kí lại không đốt nó đi, mà lại phải mất bao nhiêu công sức để tìm và trao trả cho người thân của nó? Tại sao cuốn nhật kí có sức mạnh kì diệu tới như vậy? Trong cuốn nhật kí đó có thực sự có lửa hay không? Vì sao cuốn nhật kí lại được xuất bản tại 20 nước với 16 thứ tiếng? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cuốn sách nhé!
 


Dòng nhật ký đầu tiên bắt đầu vào ngày 8 tháng 4 năm 1968. Câu chuyện đầu của chị trong chiến trường miền Trung đã gây nên ấn tượng sâu đậm đối với độc giả: “Một ca mổ ruột thừa trong điều kiện thiếu thốn. Thuốc giảm đau chỉ có vài ống Novocaine nhưng người thương binh trẻ không hề kêu la một tiếng.” Và từng dòng nhật ký nhẹ nhàng của người con gái Thủ đô vẫn được tiếp nối trong quyển một được viết vào năm 1968. Chị đã viết lên những ước mơ, khát khao cháy bỏng của mình - đó là độc lập, hòa bình của dân tộc, đất nước. Những trang viết ấy còn được chị viết tiếp vào năm 1970. “Hãy giữ vững tinh thần của người cộng sản. Tinh thần trong suốt như pha lê, rắn chắc như kim cương và chói lọi muôn nghìn hào quang của lòng tin tưởng. […]”. Câu nói ấy như một lời khẳng định cho sự yêu nước sâu sắc, căm thù giặc của chị. Câu nói ấy được viết ngay trang đầu tiên của quyển thứ hai, và đó còn là lời nhắc nhở đối với chị trong nghĩa vụ của người cộng sản “trong suốt như pha lê, rắn chắc như kim cương và chói lọi muôn nghìn hào quang”. Trong những trang nhật ký tiếp theo của chị, vẫn là cách viết nhẹ nhàng, mộc mạc và tình cảm ấy, vẫn là những tình yêu thương, chăm sóc bệnh binh từ cô gái Thủ đô mạnh mẽ, kiên cường. Những trang viết thẫm đẫm tình đồng đội, tình yêu thương đối với mọi người.
 

Xúc động bộ tranh Nhật ký Đặng Thùy Trâm của chàng sinh viên kiến trúc - Ảnh 7.


Bên cạnh đó, cuốn nhật kí còn gợi cho ta nỗi nhớ Thủ đô thân thương, nơi chị sinh ra và lớn lên. Nỗi nhớ thương ấy đã thôi thúc chị hoàn thành nhiệm vụ cao cả của người bác sĩ. “Mình sẽ trở về chắt chiu vun xới cho tổ ấm gia đình, mình sẽ biết quý trọng từng phút, từng giây hòa bình ấy bởi vì có sống ở đây mới hiểu hết giá trị của cuộc sống. Ôi! Cuộc sống đổi bằng máu xương, tuổi trẻ của bao nhiêu người. Biết bao nhiêu cuộc đời đã chấm dứt để cho cuộc đời khác được tươi xanh.” Lời nhắn nhủ ấy đã ghi đậm dấu ấn đối với mỗi độc giả. Chị khát khao hòa bình, độc lập để đất nước thống nhất, hòa bình, chị sẽ sớm trở về với mẹ, với người thân và với Thủ đô thân yêu. Nhưng… Vào ngày 22 tháng 6 năm 1970, chị đã anh dũng hy sinh. Cuốn nhật ký của người con gái Thủ đô đã chấm dứt vào ngày 20 tháng 6 năm 1970, hai ngày trước khi chị hy sinh. Nỗi đau ấy vẫn còn trong trái tim những người ở lại. Đau đớn vô cùng. Với 327 trang sách, cuốn “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” đã khiến người đọc cảm nhận sâu sắc về nỗi đau, sự gian khổ của dân tộc Việt Nam trong thời kì chiến tranh.
 


1. ĐẶNG THUỲ TRÂM
    Nhật ký Đặng Thùy Trâm/ Đặng Kim Trâm chỉnh lý ; Vương Trí Nhàn giới thiệu.- H.: Hội nhà văn, 2020.- 290 tr.: ảnh; 21 cm.
     Phụ lục ảnh tr.: 261 - 290
     ISBN: 9786045357897
     Tóm tắt: Viết về những ngày tháng sống và chiến đấu của bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm trên chiến trường Quảng Trị, đặc biệt lí tưởng sống chiến đấu vì Tổ quốc và những người dân, đồng chí sống chiến đấu gắn bó với bác sĩ, liệt sĩ Thuỳ Trâm trong những ngày kháng chiến ác liệt tại Đức Phổ, Quảng Ngãi.
     Chỉ số phân loại: 959.7043 DTT.NK 2020
     Số ĐKCB: TK.01419, TK.01420, TK.01826,

3. ĐẶNG THUỲ TRÂM
    Nhật ký Đặng Thùy Trâm/ Đặng Kim Trâm chỉnh lý ; Vương Trí Nhàn giới thiệu.- H.: Hội nhà văn, 2020.- 290 tr.: ảnh; 21 cm.
     Phụ lục ảnh tr.: 261 - 290
     ISBN: 9786045357897
     Tóm tắt: Viết về những ngày tháng sống và chiến đấu của bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm trên chiến trường Quảng Trị, đặc biệt lí tưởng sống chiến đấu vì Tổ quốc và những người dân, đồng chí sống chiến đấu gắn bó với bác sĩ, liệt sĩ Thuỳ Trâm trong những ngày kháng chiến ác liệt tại Đức Phổ, Quảng Ngãi.
     Chỉ số phân loại: 959.7043 DTT.NK 2020
     Số ĐKCB: TK.01419, TK.01420, TK.01826,

Cuốn truyện “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” như một lời nhắn nhủ đối với các thế hệ sau này về những mồ hôi, xương máu, sự hi sinh không chỉ của những người lính mà còn là của toàn bộ nhân dân Việt Nam thời ký bấy giờ để đem lại hòa bình cho quê hương, đất nước. “Biết bao cuộc đời đã chấm dứt để cho cuộc đời khác được tươi xanh”. Hi vọng rằng, sau khi đọc xong cuốn sách này, chúng ta - những thế hệ tương lai của đất nước cần trân trọng từng phút giây hòa bình và cần giữ gìn, bảo vệ đất nước. Qua bài giới thiệu sách này rất mong các bạn cùng tìm đọc và cùng sống lại thời kì kháng chiến chống Mĩ để hiểu những nỗi vất vả, sự hi sinh của nhân dân để đem lại tự do, hòa bình cho đất nước Việt Nam nhé!